Thể tích: 2 lít
Kiểu dáng: Bình xứ
Thành phần:
– Gạo lúa thơm
– Men rượu ngon
– Mạch nước ngầm tại làng Bàu Đá
– Chưng cất theo phương pháp thủ công, gia truyền tại Làng Nghề Truyền Thống Rượu Bàu Đá
– Không hương liệu hóa học, không chất bảo quản hay bất kì phụ gia công nghiệp nào khác.
– Nồng độ rượu ở nhiệt độ phòng 20 độ là 44 độ, chênh lệch không quá 2 độ. Như vậy, ở nhiệt độ môi trường bình thường nồng độ rượu sẽ khoảng 50 độ, chênh lệch không quá 2 độ.
Bảo quản: nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ cao.
Rượu Bàu Đá
là tên gọi của loại rượu được chưng cất bằng phương pháp thủ công, gia truyền tại Làng Nghề Truyền Thống Rượu Bàu Đá, thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Bàu Đá là tên gọi của một cái bàu nước nằm ngay cạnh thôn, được người dân trong thôn lấy làm nguồn nước chính để chưng cất rượu, tên gọi Rượu Bàu Đá bắt nguồn từ đây. Bàu Đá cổ ngày xưa nay đã cạn nước, mạch nước từ Bàu ngấm sâu xuống lòng đất, nay được người dân trong thôn khai thác bằng giếng để cất rượu vẫn giữ nguyên hương vị của rượu xưa, từ đó người dân trong thôn lưu truyền rằng đây là một đặc ân “trời ban” cho làng Bàu Đá. Làng Nghề Truyền Thống Rượu Bàu Đá được nhà nước công nhận là làng nghề truyền thống tiêu biểu Việt Nam.
Rượu Bàu Đá có hương thơm phảng phất của rượu gạo, khi uống có vị ngót ở cổ. Rượu đi từ miệng xuống dạ dày có cảm giác nóng dần nhưng vẫn êm và dễ chịu. Rượu ở trong chai, khi lắc chai, rượu sẽ sủi tăm, số lượng tăm tăng lên khi lắc nhiều, tăm sẽ nổi dần đều và đóng trên bề mặt của rượu khi ngừng lắc.